nữa. Vậy là tài sản, cơ nghiệp nhà ông bỗng chốc tiêu tan ngay trước mắt. Mẹ Lya cũng vì thế mà ốm nặng, qua đời. Quá suy sụp, ông bắt đầu uống nhiều và lâu dần trở nên nghiện rượu. Khi say xỉn, nhớ lại chuyện cũ, ông bắt đầu chửi bới nàng không tiếc lời, có khi còn đánh đập. Mang thai mệt nhọc, cơ thể non yếu, lại hay bị cha la rầy, uất ức, sầu muộn chất chứa, Lya đổ bệnh nặng. Rất may được cán bộ Can đưa về bệnh viện tuyến tỉnh mới cứu được. Nhưng nỗi buồn tang tóc khôn tả lại đến khi đứa con của nàng vì không chịu nổi áp lực từ những cú sốc nặng và quá trình điều trị nên đã bị lưu thai. Các cán bộ y tế đành phải phẫu thuật để cứu lấy nàng.
Sự việc xảy ra khoảng hơn một năm trước. Giờ Lya đã 18 tuổi."
***
3.
- Hôm nay, vui,... vui... . Uống đi. Cho quên hết. Ông cất giọng khàn đặc.
- Thôi, cháu mệt rồi để mai bác ạ. Biết ông đã say, tôi từ chối khéo.
- Anh nhà báo, anh không nhiệt tình với già rồi. Anh không tốt.
- Anh cố gắng đi, không thì không tốt đâu. Lya từ trong đi ra, thì thầm vào tai tôi.
- Cái con hư đốn kia, mày vác mặt lên đây làm gì, xuống dưới bếp ngay. Đồ khốn nạn, quân ăn hại.
Ông bất ngờ chửi xa xả vào mặt Lya là nàng xấu hổ không biết chui vào đâu được. Ôm mặt khóc rưng rức, nàng chạy xuống dưới nhà.
Bữa rượu tiếp tục cho đến chiều chạng vạng. Khi đã say nhừ, ông cất giọng gọi:
- Lya, Lya, lên dọn dẹp.
Không nghe tiếng trả lời.
- Lya, Lya.
Lại im lặng.
- Khò! Khò.
Ông đã chìm vào giấc ngủ thật nhanh. Tôi dọn dẹp mọi thứ vào mâm và mang xuống nhà dưới gọi Lya nhưng vẫn không nghe hồi đáp. Ngoài trời đêm đã xuống và thật không ngờ! Tuyết rơi!?
...
*- Lya còn đi học không?
- Dạ, không ạ.
- Vậy em dự định làm gì sau này?
- Làm gì hả anh, em thế này...
- Lya xinh thế này về thành phố xin việc dễ lắm.
- Thành phố hả? Lya nở một nụ cười khó hiểu rồi nhìn về phía xa xôi.
-Ừ, Thành phố?
- Em không hợp với thành phố.
- Sao lại thế? Vậy về làm người mẫu ảnh cho anh nè.
- Thôi cho em xin.
- Chứ em đợi chờ gì ở chốn này?
- Em đợi mùa đông nào có tuyết và rất rét.
- Làm gì?
- Hoa Lya.
- Lãng mạn quá ha.
- Em muốn đền bù lại hết những tội lỗi mà em đã gây ra cho bản làng và ba mẹ. Em đã làm cho thần mưa lũ giận dữ, đến cướp đi nhiều mạng người, gia súc và thóc lúa.
- ....*
Bất chợt, những lời nói chuyện bâng quơ giữ tôi và Lya lúc ban trưa hiện về. Giờ tôi mới hiểu hết ý em muốn gì. Nhưng tôi đã quá say, trời lại đang tuyết rơi, tôi cũng chẳng biết đường đi trong đêm tối. Làm sao đây? Đi về phía nhà trên, bóng tối đã sập xuống một màu đen tuyệt đối. Tôi rút chiếc điện thoại soi sáng và lần đến chỗ cha Lya, ráng sức lay ông dậy nhưng không được. Cơn say rượu Cần nó đến từ từ nhưng mãnh liệt, tôi bắt đầu gục xuống...
...
Trời lạnh thấu xương, tuyết rơi dày đặt. Tôi một mình dò dẫm trong đêm tối với ánh đuối trên tay, cùng chiếc máy hình treo lủng lẳng trên ngực. Tìm Lya? Động lực nào để tôi tìm Lya? Tình yêu? Tình người? Không phải, tôi đi tìm hoa Lya thì đúng hơn. Tôi là người may mắn khi đến đây đúng thời điểm tuyết rơi. Ai cũng một lần mong được thấy loài hoa huyền thoại ấy. Mỗi người một mục đích khác nhau, như cầu mong hết bệnh, cầu sống lâu... Riêng tôi, tôi chỉ cần ghi những tấm hình, thu trọn nét đẹp tiên sa của loài hoa hàng ngàn năm có một này để nó mãi tỏa sắc hương cho đời chứ không thể lụi tàn rồi lại trở thành huyền thoại. Thế là chết cũng mãn nguyện. Tôi là nhà báo, nhưng lại say mê sắc đẹp của thiên nhiên, của con người và muốn đóng khung những loài hoa quý để thỏa mãn đam mê của mình. Ban chiều, tôi đã chụp lén Lya mấy tấm hình tuyệt đẹp. Nếu tôi chụp được hoa Lya nữa thì tôi đã có thể so sánh đóa hoa nào đẹp hơn rồi.
- Lya! Tôi bắt đầu gọi lớn, khi thấy mình đi sâu vào rừng rất lâu.
- Korai!
- Lya! Tôi tiếp tục gọi.
- Korai!
Lại là tiếng chim Korai đáp lời tôi. Cứ thế tôi gọi và đi theo tiếng đáp của loài chim lạ. Đi mãi tới mờ sáng, trời càng lạnh cắt thịt, thấu xương. Đã tới đỉnh Takpor, thấy cây cổ thụ và tảng đá gần nhau, tôi biết mình đã tìm đúng chỗ. Xa xa, trong ánh bình minh mờ nhạt của mùa đông lạnh giá. Một vầng hào quang sáng trắng tỏa ra ngay trên chính tảng đá huyền thoại.
- Hoa Lya, tôi đã thấy nó rồi.
Tôi reo lên nhưng phát hiện, chỉ có mỗi tôi ở đây. Phát rồ, tôi vứt bó đuốc, cầm chắc ống kính và lao như tên về phía loài hoa huyền thoại để rồi... sững sờ với vẻ đẹp không có ngôn ngữ, màu sắc hay hình ảnh nào ở trần thế có thể tả được. Mùi hương thơm ngất ngây rất giống mùi thân thể của nàng Lya ban chiều tỏa ra khi ngồi gần tôi. Tôi bỗng dưng không còn lạnh nữa, những cơn đau, nhức mỏi, và cả men rượu cũng không còn. Đưa máy lên, tôi bấm liên tục đủ mọi góc độ. Quá thỏa mãn, tôi định ngồi xuống nghỉ ngơi, ngắm hoa thêm tí nữa rồi đi tìm nàng Lya thì bỗng nghe tiếng nàng:
- Anh nhà báo, xin lỗi, lúc chiều anh nói anh là Korai mà em không tin. Giờ em mới biết điều anh nói là sự thật.
- Em đang ở đâu?
- Em là đóa Lya này. Giờ em đã thỏa ước nguyện rồi. Anh hãy dùng đôi cánh của mình mang em về bản làng nhé. Em sẽ ban ân huệ cho bản làng để trả món nợ xưa.
- Anh làm sao có cánh được?
- Hi. Anh nhìn lại mình đi.
Tôi bất chợt rùng rợn đánh rơi chiếc máy ảnh và mãi không cầm lên được. Hai tay tôi đã biến thành đôi cánh tự lúc nào.
- Korai! Korai!
Tiếng nói của tôi bỗng trở thành tiếng hót. Tôi bay lên theo bản năng và theo lời Lya, tôi quắp lấy bông hoa, bay về bản làng.
4. Khi mọi người đến được nhà Lya thì đã muộn, hai người đàn ông, một già là cha của nàng và một trẻ là nhà báo, nhà nhiếp ảnh trẻ Đăng Phước (theo thẻ hành nghề mang theo) đã tử vong do uống quá say, ngủ quên dưới trời tuyết lạnh, không giữ ấm, cơ thể đã bị tụt thân nhiệt. Nàng Lya thì dân làng không biết đi đâu, mãi mãi không thấy về. Có một điều kì lạ là trong mùa đông năm đó, cả làng đều khỏe mạnh, không ai đau ốm gì cả, mưa lũ cũng không hung dữ như năm trước. Thẻ nhớ trong chiếc máy ảnh của anh Đăng Phước được mang ra tiệm rửa ảnh. Ai cũng ngạc nhiên khi thấy những bức hình chụp một loài hoa đẹp tuyệt trần mà chưa ai gặp trong đời mình bao giờ. Và tuyệt nhiên, không có gì khác nữa, ngoài những bức hình về loài hoa này.